Mục lục
Những khái niệm cần nắm về quy tắc trọng âm
Để có thể dễ dàng tiếp cận với cách đánh trọng âm, trước hết ta cần tìm hiểu về hai khái niệm: “âm tiết” và “trọng âm”.
Âm tiết là gì?
Âm tiết là gì?
Âm tiết là một đơn vị âm thanh, có thể được cấu thành bởi một âm nguyên âm hoặc bởi sự kết hợp của một âm nguyên âm với một hay nhiều âm phụ âm. Nhưng dù trong trường hợp nào, thì điều kiện tiên quyết để tạo thành được một âm tiết vẫn là phải có một nguyên âm.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu âm nguyên âm đó là nguyên âm yếu /ə/ thì nó cũng có thể được lược bỏ. Những trường hợp này chúng ta sẽ tìm hiểu trong một bài viết riêng nhé.
Ví dụ:
ant – /ænt/: Từ ‘ant’ – “con kiến” có duy nhất một âm tiết. Âm tiết này là sự kết hợp giữa nguyên âm /æ/ và hai phụ âm /n/ và /t/.
employee – /ˌem.plɔɪˈiː/: Từ ‘employee’ – “nhân viên” có 3 âm tiết. /em/, /plɔɪ/ và /iː/.
– Lưu ý:
Âm tiết có mối quan hệ mật thiết với các quy tắc đánh trọng âm tiếng Anh. Chính vì vậy, để có thể áp dụng chính xác và hiệu quả các quy tắc này, trước hết, ta cần xác định chính xác số âm tiết và phân ra được các âm tiết có trong một từ.
Và cách dễ nhất để làm điều này đó chính là khi học một từ mới, thay vì chỉ nhìn mặt chữ và đoán cách đọc (cách này cũng thường có xác xuất đúng cao về mặt âm tiết nhưng không đảm bảo 100%, chỉ nên áp dụng khi gặp từ mới trong phòng thi), bạn hãy dùng từ điển điện tử, online như Oxford Learner’s Dictionaries, v.v. để nghe phát âm và đọc theo nhé.
Trọng âm trong tiếng Anh là gì?
- Trong từ có nhiều hơn một âm tiết, “trọng âm” được phát âm to hơn, rõ hơn, cao hơn hoặc kéo dài hơn. Người nói/đọc sẽ đặt nhiều lực hơn vào âm này.
Từ một âm tiết không có trọng âm vì bản thân nó chỉ có một âm tiết, nên dù ta có dùng nhiều lực khi phát âm âm tiết này thế nào thì trong từ cũng không còn âm tiết nào để so sánh và làm bật nó lên. - Ký hiệu trọng âm tiếng Anh: Trọng âm được biểu diễn bằng dấu phẩy trên (‘). Dấu (‘) đứng trước âm tiết nào thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết đó.
Ví dụ:
generation /ˌdʒenəˈreɪʃn/ (thế hệ). Trong đó ta thấy dấu (ˈ) đứng trước âm /reɪ/. Điều này có nghĩa là trọng âm của từ này sẽ nằm ở âm tiết /reɪ/.
Tại sao phải học quy tắc đánh dấu trọng âm?
Giúp bạn phát âm chuẩn và có ngữ điệu tự nhiên
Khi nói, người bản xứ thường nhấn trọng âm rất tự nhiên. Bạn sẽ thích thú hơn khi nghe một câu hay một từ có ngữ điệu lên xuống hơn là ngữ điệu đều đều đúng không?
Vì thế, nói có trọng âm giúp bạn nói tiếng Anh chuẩn và không khác gì người bản xứ.
Giúp bạn phân biệt được các từ dễ nhầm lẫn
Trong tiếng Anh, có những từ tuy cách viết và phát âm giống nhau nhưng lại mang nghĩa khác nhau. Nguyên nhân chính là ở âm tiết được nhấn trọng âm.
Vì thế, nắm chắc các quy tắc đánh dấu trọng âm giúp bạn phân biệt những từ dễ nhầm lẫn. Điều này đặc biệt trong các bài Listening, vì người ra đề có thể phát âm những từ như vậy để kiểm tra khả năng của bạn.
Tránh hiểu nhầm trong giao tiếp
Do có những từ phát âm giống nhau nhưng trọng âm khác nhau nên việc biết và dùng đúng cách đánh dấu trọng âm cơ bản giúp bạn truyền đạt đúng ý khi giao tiếp.
Rất nhiều tình huống “dở khóc dở cười” xảy ra khi nhấn sai trọng âm và chắc chắn, bạn không muốn rơi vào tình cảnh đó phải không nào?
15 quy tắc đánh trọng âm cơ bản trong tiếng Anh
1. Động từ có 2 âm tiết => trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ hai
- Ví dụ: begin /bɪˈɡɪn/, forgive /fəˈɡɪv/, invite /ɪnˈvaɪt/, agree /əˈɡriː/ , …
- Một số trường hợp ngoại lệ: answer /ˈɑːn.sər/, enter /ˈen.tər/, happen /ˈhæp.ən/, offer /ˈɒf.ər/, open /ˈəʊ.pən/, visit /ˈvɪz.ɪt/,…
Danh từ có 2 âm tiết => trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất
- Ví dụ: father /ˈfɑː.ðər/, table /ˈteɪ.bəl/, sister /ˈsɪs.tər/, office /ˈɒf.ɪs/, mountain /ˈmaʊn.tɪn/,…
- Một số trường hợp ngoại lệ: advice /ədˈvaɪs/, machine /məˈʃiːn/, mistake /mɪˈsteɪk/, hotel /həʊˈtel/,…
*Chú ý: Một số từ 2 âm tiết sẽ có trọng âm khác nhau tùy thuộc vào từ loại.
Ví dụ: record, desert sẽ có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất nếu là danh từ: record /ˈrek.ɔːd/; desert /ˈdez.ət/; rơi vào âm tiết thứ 2 khi là động từ: record /rɪˈkɔːd/; desert /dɪˈzɜːt/,…
3. Tính từ có 2 âm tiết => trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất
- Ví dụ: happy /ˈhæp.i/, busy /ˈbɪz.i/, careful /ˈkeə.fəl/, lucky /ˈlʌk.i/, healthy /ˈhel.θi/,…
- Một số trường hợp ngoại lệ: alone /əˈləʊn/, amazed /əˈmeɪzd/,…
4. Động từ ghép => trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai
- Ví dụ: become /bɪˈkʌm/, understand /ˌʌn.dəˈstænd/, overflow /ˌəʊ.vəˈfləʊ/,…
5. Danh từ ghép: trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
- Ví dụ: doorman /ˈdɔːrmən/, typewriter /ˈtaɪpraɪtər/, greenhouse /ˈɡriːnhaʊs/ …
6. Trọng âm rơi vào chính các âm tiết sau: sist, cur, vert, test, tain, tract, vent, self
- Ví dụ: event /ɪˈvent/, contract /kənˈtrækt/, protest /prəˈtest/, persist /pəˈsɪst/, maintain /meɪnˈteɪn/, herself /hɜːˈself/, occur /əˈkɜːr/…
7. Các từ kết thúc bằng các đuôi : how, what, where, …. thì trọng âm chính nhấn vào âm tiết thứ nhất
- Ví dụ: anywhere/ˈen.i.weər/, somehow /ˈsʌm.haʊ/, somewhere/ˈsʌm.weər/,…
8. Các từ 2 âm tiết bắt đầu bằng A thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 2
- Ví dụ: about /əˈbaʊt/, above /əˈbʌv/, again /əˈɡen/, alone /əˈləʊn/, alike /əˈlaɪk/, ago /əˈɡəʊ/,…
9. Các từ tận cùng bằng các đuôi , – ety, – ity, – ion ,- sion, – cial,- ically, – ious, -eous, – ian, – ior, – iar, iasm – ience, – iency, – ient, – ier, – ic, – ics, -ial, -ical, -ible, -uous, -ics*, ium, – logy, – sophy,- graphy – ular, – ulum , thì trọng âm nhấn vào âm tiết ngay truớc nó
- Ví dụ: decision /dɪˈsɪʒ.ən/, attraction /əˈtræk.ʃən/, librarian /laɪˈbreə.ri.ən/, experience /ɪkˈspɪə.ri.əns/, society /səˈsaɪ.ə.ti/, patient /ˈpeɪ.ʃənt/, popular /ˈpɒp.jə.lər/, biology /baɪˈɒl.ə.dʒi/,…
- Một số trường hợp ngoại lệ: lunatic /ˈluː.nə.tɪk/, arabic /ˈær.ə.bɪk/, politics /ˈpɒl.ə.tɪks/, arithmetic /əˈrɪθ.mə.tɪk/,…
10. Các từ kết thúc bằng – ate, – cy*, -ty, -phy, -gy nếu 2 âm tiết thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ nhất. Nếu từ có từ 3 âm tiết trở lên thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 3 từ cuối lên.
- Ví dụ: Communicate /kəˈmjuː.nɪ.keɪt/, regulate /ˈreɡ.jə.leɪt/, classmate /ˈklɑːs.meɪt/, technology /tekˈnɒl.ə.dʒi/, emergency /ɪˈmɜː.dʒən.si/, certainty /ˈsɜː.tən.ti/, biology /baɪˈɒl.ə.dʒi/, photography /fəˈtɒɡ.rə.fi/,…
- Một số trường hợp ngoại lệ: accuracy /ˈæk.jə.rə.si/,…
11. Các từ tận cùng bằng đuôi – ade, – ee, – ese, – eer, – ette, – oo, -oon , – ain (chỉ động từ), -esque,- isque, -aire ,-mental, -ever, – self thì trọng âm nhấn ở chính các đuôi này :
- Ví dụ: lemonade /ˌlem.əˈneɪd/, Chinese /tʃaɪˈniːz/, pioneer /ˌpaɪəˈnɪər/, kangaroo /ˌkæŋ.ɡərˈuː/, typhoon /taɪˈfuːn/, whenever /wenˈev.ər/, environmental /ɪnˌvaɪ.rənˈmen.təl/,…
- Một số trường hợp ngoại lệ: coffee /ˈkɒf.i/, committee /kəˈmɪt.i/,…
12. Các từ chỉ số luợng nhấn trọng âm ở từ cuối kết thúc bằng đuôi – teen. ngược lại sẽ nhấn trọng âm ở từ đầu tiên nếu kết thúc bằng đuôi – y
- Ví dụ: thirteen /θɜːˈtiːn/, fourteen /ˌfɔːˈtiːn/, twenty /ˈtwen.ti/, thirty /ˈθɜː.ti/, fifty /ˈfɪf.ti/,…
13. Các tiền tố (prefix) và hậu tố không bao giờ mang trọng âm , mà thường nhấn mạnh ở từ từ gốc – Tiền tố không làm thay đổi trọng âm chính của từ
- Ví dụ: important /ɪmˈpɔː.tənt/ – unimportant /ˌʌn.ɪmˈpɔː.tənt/, perfect /ˈpɜː.felt/ – imperfect /ɪmˈpɜː.felt/, appear /əˈpɪər/ – disappear /ˌdɪs.əˈpɪər/, crowded /ˈkraʊ.dɪd/ – overcrowded /ˌəʊ.vəˈkraʊ.dɪd/, beauty /ˈbjuː.ti/ – beautiful /ˈbjuː.tɪ.fəl/, teach /tiːtʃ/ – teacher /ˈtiː.tʃər/,…
Một số trường hợp ngoại lệ: statement /ˈsteɪt.mənt/ – understatement /ˌʌn.dəˈsteɪt.mənt/,…
Hậu tố không làm thay đổi trọng âm của từ gốc:
- Ví dụ: ‘beauty/’beautiful, ‘lucky/luckiness, ‘teach/’teacher, at’tract/at’tractive,…
14. Từ có 3 âm tiết
a. Động từ
– Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 nếu âm tiết thứ 3 có nguyên âm ngắn và kết thúc bằng 1 phụ âm:
- Ví dụ: encounter /iŋ’kauntə/, determined /dɪˈtɜː.mɪnd/,…
– Trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất nếu âm tiết thứ 3 là nguyên âm đôi hay kết thúc bằng 2 phụ âm trở lên.
- Ví dụ: exercise /ˈek.sə.saɪz/, compromise /ˈkɒm.prə.maɪz/,…
b. Danh từ
– Đối với danh từ có ba âm tiết, nếu âm tiết thứ hai có chứa âm /ə/ hoặc /i/ thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất.
- Ví dụ: paradise /ˈpærədaɪs/, pharmacy /ˈfɑːrməsi/, controversy /ˈkɑːntrəvɜːrsi/, holiday /ˈhɑːlədei/, resident /ˈrezɪdənt/…
– Nếu các danh từ có âm tiết thứ nhất chứa âm ngắn (/ə/ hay/i/) hoặc có âm tiết thứ hai chứa nguyên âm dài/ nguyên âm đôi thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.
- Ví dụ: computer /kəmˈpjuːtər/, potato /pəˈteɪtoʊ/, banana /bəˈnænə/, disaster /dɪˈzɑːstə(r)/
c. Tính từ
– Nếu tính từ có âm tiết thứ nhất là /ə/ hay/i/ thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.
- Ví dụ: familiar /fəˈmɪl.i.ər/, considerate /kənˈsɪd.ər.ət/,…
– Nếu tính từ có âm tiết cuối là nguyên âm ngắn và âm tiết thứ hai là nguyên âm dài thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.
- Ví dụ: enormous /ɪˈnɔːməs/, annoying /əˈnɔɪɪŋ/,…
15. Trọng âm không rơi vào những âm yếu như /ə/ hoặc /i/
- Ví dụ: computer /kəmˈpjuːtər/, occur /əˈkɜːr/,…
Trọng âm tiếng Anh trong câu
Trong tiếng Anh, không chỉ từ mang trọng âm, mà câu cũng có trọng âm. Những từ được nhấn trọng âm thì thường phát âm to hơn và chậm hơn những từ còn lại. Trọng âm câu rất quan trọng, vì khi nói, từ mà người nói nhấn trọng âm cũng như cách mà họ đánh trọng âm vào cùng một từ có thể làm thay đổi hoàn toàn nghĩa hàm chứa trong câu nói. Ngoài ra, trọng âm câu còn tạo ra giai điệu, hay tiếng nhạc cho ngôn ngữ. Đó chính là âm điệu, tạo nên sự thay đổi trong tốc độ nói tiếng Anh. Cách nhịp giữa từ được đánh trọng âm là như nhau.
Ví dụ:
- I’m in the classroom (Tôi chứ không phải ai khác đang ở trong lớp học)
- I’m in the classroom (Tôi đang ở trong lớp học chứ không phải ở nơi nào khác)
Trong một câu, hầu hết các từ được chia làm hai loại, đó là từ thuộc về mặt nội dung (content words) và từ thuộc về mặt cấu trúc (structure words). Chúng ta thường nhấn trọng âm vào các từ thuộc về mặt nội dung, bởi vì đây là những từ quan trọng và mang nghĩa của câu.
Ví dụ:
- We want to go to work.
- I am talking to my friends.
- You’re sitting on the desk, but you aren’t listening to me.
- What did he say to you in the garden?
Từ thuộc về mặt nội dung: được nhấn trọng âm
Những từ mang nghĩa | Ví dụ |
Động từ chính | sell, give, employ, talking, listening |
Danh từ | car, music, desk |
Tính từ | big, good, interesting, clever |
Trạng từ | quickly, loudly, never |
Trợ động từ (dạng phủ định) | don’t, can’t, aren’t |
Đại từ chỉ định | this, that, those, these |
Từ để hỏi | Who, Which, Where |
Từ thuộc về mặt cấu trúc: không được nhấn trọng âm
Những từ thuộc về mặt cấu trúc | Ví dụ |
Đại từ | he, we, they |
Giới từ | on, at, into |
Mạo từ | a, an, the |
Từ nối | and, but, because |
Trợ động từ | can, should, must |
Động từ ‘to be’ | am, is, was |
Những từ đồng dạng nhưng khác trọng âm
– Có những từ đồng dạng nhưng lại có nghĩa và cách phát âm, đặc biệt là trọng âm khác nhau nên cách đánh trọng âm cũng khác nhau. Những trường hợp này thường là các cặp danh từ – động từ có 2 âm tiết. Động từ sẽ thường có trọng âm rơi vào âm tiết số 2, trong khi đó, với cùng một mặt chữ, danh từ sẽ có trọng âm rơi vào âm tiết một.
Ví dụ:
+ Từ: ‘export’
Nghĩa động từ: “xuất khẩu” ⟶ Phát âm: /ɪkˈspɔːt/
Nghĩa danh từ: “việc/sự xuất khẩu” ⟶ Phát âm: /ˈek.spɔːrt/
+ Từ: ‘record’
Nghĩa động từ: “lưu lại thông tin/số liệu/thành tích/…” ⟶ Phát âm: /rɪˈkɔːd/
Nghĩa danh từ: “bản lưu lại thông tin/số liệu/thành tích/…” ⟶ Phát âm: /ˈrek.ɔːd/
Bài tập về cách đánh trọng âm
Hãy chọn ra từ có quy tắc trọng âm nằm ở vị trí khác với các từ còn lại.
Câu | A | B | C | D |
1 | pioneer | volunteer | employee | designer |
2 | technology | historic | terrible | terrific |
3 | extraordinary | inexpensive | development | understanding |
4 | organize | promise | forget | beautify |
5 | suspicious | underwater | overcome | irresponsible |
6 | nationality | society | humanity | psychology |
7 | interviewer | interviewee | international | economical |
8 | humanism | fashionable | photography | industry |
9 | delivery | selfishness | illegal | employ |
10 | disagree | volunteer | referee | interviewee |
Đáp án:
1. D – Âm tiết 2
2. C – Âm tiết 1
3. C – Âm tiết 2
4. C – Âm tiết 2
5. A – Âm tiết 1
6. A – Âm tiết 3
7. B – Âm tiết 4
8. C – Âm tiết 2
9. B – Âm tiết 1
10. D – Âm tiết 4
Trên đây là tổng hợp 15 quy tắc trọng âm Tiếng Anh dễ nhớ. IELTSMindX tin rằng những quy tắc này có thể phần nào giúp bạn tự tin và thành thạo hơn trong giao tiếp cũng như trong quá trình học tiếng Anh.