Trong một kì thi tiếng Anh, phần nghe luôn là phần khó đối với nhiều người. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau nên trình độ nghe của mỗi người bị giới hạn trong một phạm vi nhất định. Thông thường phần thi nghe sẽ đánh giá khả năng xử lý thực tế nghe của bạn. Phần thi Listening trong IELTS sẽ không qua khó nếu bạn nắm vững được cấu trúc bài thi cũng như các chiến thuật làm bài Listening IELTS.
Mục lục
Kinh nghiệm làm bài nghe IELTS sẽ có 4 phần
Phần đầu tiên ( section 1)
Bạn thường được nghe một cuộc nói chuyện giữa 2 người về một vấn đề xã hội nói chung ( general topics). Ví dụ như hai người bạn cùng thảo luận về kế hoạch cho kỳ nghỉ hoặc một cuộc nói chuyện trong cơ quan.
Phần hai ( section 2 )
Bạn sẽ nghe một bài nói của 1 người với 1 chủ đề xã hội nói chung ( general topics ). Ví dụ là một bài nói ngắn về cách ăn uống hớp lý hay một thông tin về một địa danh hay một chuyến đi.
Phần ba ( section 3 )
Sẽ có đối thoại giữa nhiều người ( khoảng 4 người ) về cách học giữa giảng viên và sinh viên hay những sinh viên thảo luận với nhau về nhiệm vụ ,công việc nào đó…( academic topic )
Phần cuối ( section 4 )
Bạn sẽ nghe một bài nói của một giảng viên hoặc một học giả về một chủ đề rất hàn lâm ( academic topic ) Số luợng câu hỏi: 40 câu ( 10 câu cho 1 section )
8 chiến thuật làm bài Listening IELTS
Gạch chân cẩn thận các keywords có trong đề thi.
Thời gian cho phép của IELTS Listening không có nhiều và bạn chỉ được nghe mỗi đoạn hội thoại 1 lần duy nhất, do đó bạn sẽ không có thời gian để đọc hết các câu hỏi có trong đề. Chính vì thế, gạch chân các keyword là một bước cực kỳ quan trọng và cần thiết, đặc biệt là với những dạng câu hỏi có chứa nhiều thông tin như multiple choice, table completion… Việc gạch chân các từ khóa chính không chỉ giúp bạn tập trung hơn vào câu hỏi mà còn giúp bạn tóm lược thông tin tốt hơn, dễ dàng xử lý thông tin và không bị phân tâm bởi những thông tin thừa.
Cẩn thận với bẫy trong bài.
“Cẩn thận” được xem như 2 chữ vàng trong bài IELTS Listening vì bẫy gần như xuất hiện thường xuyên và khắp các dạng bài của phần thi này. Ví dụ ở section 1, người nói có thể đưa ra 1 con số rồi lại phủ nhận và đưa ra 1 con số khác. Tương tự như trong dạng multiple choice thì bạn có thể nghe được cả 3 đáp án và 2 trong số đó thường là bẫy. Bí quyết cho những bẫy này đó là nghe hiểu và bắt được những cụm từ mang tính phủ định, self- correction như: actually, no, pardon me, sorry, oh wait,…
Viết đúng chính tả từ vựng và sử dụng đúng ngữ pháp.
Bạn cần chắc chắn và cẩn thận khi điền đáp án của câu hỏi về từ vựng và ngữ pháp. Có rất nhiều trường hợp khi làm xong bài vô cùng chắc chắn đã nghe được 80% các câu hỏi, tuy nhiên kết quả khi kiểm tra lại thì chỉ được tầm 50%. Thí sinh cần chú ý đừng để mất điểm một cách đáng tiếc như thế vì lỗi ngữ pháp hay chính tả như danh từ số nhiều không thêm “s”, “ed”, đuôi “ing” không gấp đôi hay gấp đôi không đúng chỗ. Ngoài ra, một số danh từ chỉ cặp sẽ luôn ở dạng số nhiều như pants, glasses,… hay các danh từ số nhiều bất quy tắc mà chúng ta cũng cần ghi nhớ như sheep, fish, mice,…
Không cần phải biết hết mọi từ.
Với IELTS nói chung và IELTS Listening nói riêng, các bạn không nhất thiết phải biết hết tất cả mọi từ được nhắc đến trong bài thi, vì việc này sẽ khiến bạn mất tập trung và mất thời gian không cần thiết. Nếu như có từ nào đó quá khó mà bạn không nghe được hoặc không hiểu thì hãy cứ bỏ qua và tập trung vào nội dung chính của câu và đoạn văn. Thực tế là việc đánh giá khả năng phân tích và hiểu thông tin của bạn trong Listening không phải là ở việc chúng ta cần phải biết 100% các từ trong 1 bài để được điểm tuyết đối.
Phân chia thời gian làm bài hợp lý.
Đối với mỗi section trong bài IELTS Listening, thí sinh sẽ có 1 phút để kiểm tra lại các câu trả lời và chuẩn bị cho section tiếp theo. Tuy nhiên, các bạn không nên đọc lại các câu trả lời một cách quá kỹ vì cuối phần Listening bạn cũng sẽ có thêm 10 phút để kiểm tra và điền đáp án vào tờ answer sheet. Chính vì thế, hãy tận dụng 1 phút quý giá thật là hợp lý để đọc trước section tiếp theo, gạch chân các keywords cần thiết và tập trung thật cao độ.
Cảnh giác với thứ tự các câu hỏi.
Trong các dạng câu hỏi như Map, Table, Biểu đồ,.. thì thứ tự câu hỏi không phải lúc nào cũng được sắp xếp từ trên xuống dưới. Vì vậy, trước khi làm bài bạn cần xác định rõ xem các câu hỏi đang có thứ tự như thế nào trong bài để có thể quản lý thông tin bài một cách cẩn thận và không bị mất điểm đáng tiếc.
Không bỏ sót lại chỗ trống trong bài.
Nếu câu trả lời sai thì bạn không được điểm chứ không bị trừ điểm. Chính vì thế, nếu bạn còn 1,2 câu trả lời mà bị bí chưa làm được thì đừng để trống lại mà hãy vận dụng hết khả năng suy đoán của mình để điền vào những đáp án thích hợp nhất nhé.
Bỏ qua khi không nghe được.
Khi chúng ta không nghe được 1 câu hỏi trong bài thường sẽ trở nên rất cuống và mất tập trung. Tuy nhiên, vì bạn chỉ được phép nghe các đoạn hội thoại 1 lần nên việc nghe lại các câu đã qua là điều không thể, còn nếu bạn suy nghĩ nhiều về nó thì còn ảnh hưởng đến việc nghe các câu còn lại. Vì vậy, nếu đã bị lỡ rồi thì bạn hãy cứ bỏ qua, tập trung 100% cho các câu tiếp theo và có thể suy đoán lại đáp án vào 10 phút cuối nhé.
IELTS Listening luôn là vấn đề nan giải và khiến các bạn chùn vước vì độ khó và phức tạp. Tuy nhiên, chỉ với 8 chiến thuật làm bài Listening IELTS mà IELTSMindX vừa cung cấp trên đây thôi, tin chắc nếu các bạn thực hiện và luyện tập thật nhiều thì điểm Listening của bạn sẽ được cải thiện một cách rõ rệt cho mà xem.