Chia động từ được ứng dụng trong rất nhiều trong các dạng bài tập, bài kiềm tra hoặc bài thi tiếng Anh nên nếu không nắm vững rõ kiến thức này bạn sẽ cảm thấy học không hiểu gì. Bởi vậy, nếu bạn đang bị hổng kiến thức này thì hãy học thật kỹ để tiếp cận những bài học phức tạp hơn nhé!
Mục lục
Chia động từ trong tiếng Anh là gì?
Chia động từ trong tiếng Anh là tạo nên những dạng biến đổi của một động từ theo quy tắc ngữ pháp: Ngôi, thì hoặc dạng.
Ví dụ: 1. Tom kicked the ball. (Tom đá quả bóng)
Ở ví dụ này, động từ kicked kết hợp với chủ ngữ Tom để trở thành 1 câu có nghĩa hoàn chỉnh.
- Say cheese! (Cười lên nào)
Với ví dụ này, câu nói không cần có chủ ngữ, động từ say đứng đầu câu.
Về cơ bản, động từ sẽ luôn nằm sau chủ ngữ và có theo cấu trúc sau:
S (chủ ngữ) + V (động từ)
Một số cấu trúc phức tạp hơn thì động từ vẫn sẽ nằm sau chủ ngữ nhưng sẽ có thêm tân ngữ để bổ ngữ cho câu. Cấu trúc câu sẽ là:
S (chủ ngữ) + V (động từ) + O (tân ngữ)
Phân loại động từ trong tiếng Anh
Động từ thường được dùng theo nhu cầu của bạn và phân loại theo 2 kiểu cơ bản sau:
1. Phân loại theo ngoại động từ và nội động từ
Ngoại động từ là những từ chỉ hành động tác động lên 1 người/vật hoặc 1 việc nào đó. Xét về mặt ngữ pháp, nếu dùng ngoại động từ trong câu thì ngay sau nó sẽ là 1 danh từ hoặc tân ngữ để tạo thành câu hoàn chỉnh. Cấu trúc của câu sẽ là:
S (chủ ngữ) + V (ngoại động từ) + N/O (danh từ/tân ngữ)
Ví dụ: You surprised me. (Bạn làm tôi ngạc nhiên)
Nội động từ là những từ chỉ hành động sẽ dừng lại trực tiếp tại người nói hoặc là người thực hiện hành động đó. Khi dùng nội động từ thì không cần có danh từ hay tân ngữ theo sau. Do đó nội động từ không thể dùng trong trường hợp bị động.
Ví dụ: He runs. (Anh ấy chạy bộ)
Phân loại động từ tường và động từ đặc biệt
Động từ thường là những từ được tạo ra từ hành động của chúng ta hoặc diễn tả 1 hành động. Các hành được tạo ra từ tay, chân, mắt, mũi, miệng,… đều dùng động từ thường.
Ví dụ: eat, speak, look, watch, run, move…
Động từ đặc biệt thường sẽ được chia thành 3 loại gồm:
- Đông từ to be: is, am, are, was, were. Các động từ to be này sẽ được chia ở các dạng khác nhau để phù hợp với ngữ cảnh.
- Động từ khiếm khuyết: can, could, may, might, must…. Ngay sau động từ khiếm khuyết sẽ phải có 1 động từ thường đi kèm.
- Trợ động từ: do, does, did, have…. Đây là những từ được thêm vào câu trong 1 số trường hợp nhất định để khiến câu rõ nghĩa và đầy đủ hơn về mặt ngữ pháp.
Cách chia động từ trong tiếng Anh
Để có thể chia động từ bạn cần nhớ 2 nguyên tắc sau:
- Trong câu có 1 động từ => Chia động từ theo thì
- Trong câu có 2 động từ trở lên => Động từ đứng sau chủ ngữ chia theo thì, các động từ còn lại chia theo dạng.
1. Chia động từ theo thì
Động từ ở mỗi thì sẽ có cách chia khác nhau dựa theo mốc thời gian xảy ra hành động, sự việc. Để nắm được các quy tắc chia động từ theo thì, bạn cần phải học thuộc ngữ pháp các thì trong tiếng Anh và bảng động từ bất quy tắc.
1. Thì hiện tại đơn: (+) S + V (s/es) + O
=> Chia động từ giữ nguyên thể hoặc thêm đuôi “s” hoặc “es”.
Ví dụ: The sun rises in the east. (Mặt trời mọc ở phía đông.)
2. Thì hiện tại hoàn thành: (+) S + have/has + PP + O
=> Chia động từ theo dạng quá khứ phân từ.
Ví dụ: I have not returned to my hometown for 2 years. (Đã 2 năm rồi tôi không về quê.)
3. Thì hiện tại tiếp diễn: (+) S + am/is/are + V-ing
=> Chia động từ thêm đuôi “ing”.
Ví dụ: I’m playing chess. (Tôi đang chơi cờ tướng.)
4. Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn: (+) S + have/has + been + V-ing + O
=> Chia động từ thêm đuôi “ing”.
Ví dụ: I have been working here for 2 years. (Tôi đã làm việc ở đây được 2 năm.)
5. Thì quá khứ đơn: (+) S + V-ed/P2
=> Chia động từ thêm đuôi “ed” hoặc chia theo thể quá khứ.
Ví dụ: I graduated 2 years ago. (Tôi đã tốt nghiệp cách đây 2 năm.)
6. Thì quá khứ hoàn thành: (+) S + had + PP + O
=> Chia động từ theo quá khứ phân từ.
Ví dụ: She hadn’t completed her homework when she went to school. (Cô ấy đã không hoàn thành bài tập về nhà của mình khi cô ấy đi học.)
7. Thì quá khứ tiếp diễn (+): S + was/were + V-ing + O
=> Chia động từ thêm đuôi “V-ing”.
Ví dụ: I was studying at 4 pm yesterday. (Tôi đang học lúc 4 giờ chiều hôm qua.)
8. Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn: (+) S + had been + V-ing + O
=> Chia động từ thêm đuôi “V-ing”.
Ví dụ: I had been jogging for 2 hours before it rained. (Tôi đã chạy bộ 2 giờ trước khi trời đổ mưa.)
9. Thì tương lai đơn: (+) S + will/shall + V-inf
=> Chia động từ nguyên mẫu không “to”.
Ví dụ: I will watch the movie. (Tôi sẽ xem phim.)
10. Thì tương lai hoàn thành: (+) S + shall/will + have + PP
=> Chia động từ theo quá khứ phân từ.
Ví dụ: I will have finished my homework this weekend. (Tôi sẽ hoàn thành bài tập về nhà vào cuối tuần này.)
11. Thì tương lai tiếp diễn: (+) S + shall/will + be + V-ing + O
=> Chia động từ thêm đuôi “ing”.
Ví dụ: I will be eating bread from noon tomorrow. (Tôi sẽ đanh ăn bánh mì từ trưa mai.)
12. Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn: (+) S + shall/will + have been + V-ing + O
=> Chia động từ thêm đuôi “ing”.
Ví dụ: At the end of this month, she will have been learning yoga for 2 months. (Cuối tháng này, cô ấy sẽ học yoga được 2 tháng.)
13. Thì tương lai gần: (+) S + am/is/are + going to + V-inf
=> Chia động từ nguyên mẫu không.
Ví dụ: Is she going to learn English? (Cô ấy sẽ đi học tiếng Anh phải không?)
2. Chia động từ theo dạng
Trong câu có thể chứa nhiều động từ nên chỉ động từ đứng sau chủ ngữ được chia theo thì, còn lại các cộng từ khác được chia theo dạng.
- Động từ nguyên mẫu không “to”
- Động từ nguyễn mẫu có “to”
- Động từ thêm đuôi “ing” hay còn gọi là danh động từ (V-ing)
- Động từ ở dạng quá khứ phân từ
Có 2 cấu trúc chính giúp ta nhận biết trong câu xuất hiện động từ trong tiếng Anh chia theo dạng:
- V1 – O – V2: Hai động từ cách nhau bởi tân ngữ.
- V1 – V2: Hai động từ liền kề nhau.
Trong đó: V1 là động từ chia theo thì, V2 là động từ chia theo dạng. Nếu theo sau V1 là động từ chỉ giác quan thì V2 sẽ được chia thành động từ “V-inf” hoặc động từ “V-ing”.
Ví dụ:
VD 1: I saw her walking with another man. (Tôi thấy cô ấy đi cùng một người đàn ông khác.)
=> Động từ “saw” được chia theo thì do đứng sau chủ ngữ “I”. Cấu trúc trong câu có “saw her walking” thuộc dạng “V1 – O – V2” nên động từ “walk” được chia theo dạng “waking” vì theo sau động từ chỉ giác quan là động từ dạng “V-ing”.
VD 2: I want to meet you. (Tôi muốn gặp bạn.)
=> Động từ “want” được chia theo thì do đứng sau chủ ngữ “I”. Cấu trúc trong câu có “want to meet” thuộc dạng “V1 – V2” nên động từ “meet” được chia theo dạng “to meet” vì theo sau “want” bắt buộc phải là một động từ dạng “to V-inf”.
Những động từ mà theo sau nó là một “to V-inf” (chưa phải là tất cả).
Cấu trúc: V – to V
Afford: Đủ khả năng | Appear: Xuất hiện | Fail: Hỏng | Arrange: Sắp xếp |
Bear: Chịu tránh nhiệm | Begin: Bắt đầu | Choose: Lựa chọn | Promise: Hứa |
Decide: Xử đoán | Expect: Đoán trước | Wish: Muốn | Refuse: Bác bỏ lời yêu cầu |
Learn: Học hỏi | Hesitate: Do dự | Intend: Có ý định | Prepare: Chuẩn bị |
Manage: Quản lý | Neglect: Bỏ mặc | Propose: Đề xuất | Offer: Biếu |
Pretend: Giả vờ | Seem: Hình như | Swear: Tuyên thệ | Want: Muốn |
Cấu trúc: V – O – to V
Advise: Khuyên nhủ | Ask: Hỏi | Encourage: Khuyến khích | Forbid: Ngăn cấm |
Permit: Cho phép | Remind: Nhắc lại | Allow: Cho phép | Expect: Tưởng rằng |
Invite: Mời gọi | Decide: Quyết định | Order: Đặt hàng | Persuade: Khuyên |
Request: Thỉnh cầu | Want: Muốn | Wish: Muốn | Instruct: Dạy dỗ |
Mean: Nghĩa là | Teach: Dạy | Tempt: Dụ dỗ | Go: Đi |
Những động từ mà theo sau nó là một “V-ing” (chưa phải là tất cả)
Gồm các động từ chỉ giác quan: Hear, see, feel, watch, observe, smell,… và một số từ khác.
Anticipate: Dự đoán | Avoid: Tránh | Delay: Chậm trễ | Postpone: Hoãn lại |
Quit: Thoát | Admit: Chấp nhận | Discuss: Bàn luận | Mention: Đề cập |
Suggest: Đề xuất | Urge: Thúc giục | Keep: Giữ | Continue: Tiếp tục |
Involve: Liên quan | Enjoy: Thưởng thức | Practice: Lường gạt | Dislike: Gớm |
Mind: Để ý | Tolerate: Tha thứ | Love: Yêu | Hate: Ghét |
Resent: Phẫn nộ | Understand: Hiểu | Resist: Kháng cự | Recall: Hồi tưởng |
Consider: Xem xét | Deny: Từ chối | Imagine: Tưởng tượng | Beat: Đánh đập |
*Chú ý: Có những động từ mà theo sau có có thể là một “to V-inf” hoặc “V-ing” tùy vào ý nghĩa của câu.
Động từ | Ví dụ |
Stop (Dừng lại) | to V-inf: I stopped to work. (Tôi đã dừng lại để làm việc.)=> Dừng lại để làm việc gì đó. V-ing: I stopped working. (Tôi đã ngừng làm việc.)=> Dừng hẳn việc đang làm. |
Remember/Forget (Nhớ lại/Quên) | to V-inf: I forgot to do that. (Tôi đã quên làm điều đó.)=> Quên chưa làm việc gì đó. V-ing: I remember doing that. (Tôi nhớ đã làm điều đó.)=> Nhớ lại việc đã làm. |
Regret (Sự hối tiếc) | to V-inf: I regret to tell you that you lost. (Tôi rất tiếc phải nói với bạn rằng bạn đã thua cuộc.)=> Lấy làm tiếc. V-ing: I regret doing that. (Tôi hối hận vì đã làm điều đó.)=> Hối hận về việc đã làm. |
Try (Thử) | to V-inf: I try to do housework. (Tôi cố gắng làm việc nhà.)=> Cố gắng làm một việc gì đó. V-ing: I try jogging. (Tôi thử chạy bộ.)=> Thử làm một việc gì đó. |
Want (Muốn) | to V-inf: I want to go somewhere. (Tôi muốn đi đâu đó.)=> Muốn làm một việc gì đó. V-ing: I don’t want him talking about me. (Tôi không muốn anh ấy nói về tôi.)=> Muốn một điều gì đó. |
Need (Nhu cầu) | to V-inf: I need to fix my car. (Tôi cần sửa xe của mình.)=> Cần làm một việc gì đó. V-ing: The shirt needs cleaning. (Áo sơ mi cần được làm sạch.)=> Điều gì đó cần phải làm. |
Mean (Nghĩa là) | to V-inf: Failing the exam means you have to retake the exam. (Thi trượt nghĩa là bạn phải thi lại.)=> Giải thích điều gì đó. V-ing: I mean learning must go hand in hand. (Ý tôi là học phải đi đôi với hành.)=> Ai đó nói ra suy nghĩ của mình. |
Go on (Đi tiếp) | to V-inf: What proportion of people who are HIV-positive go on to develop AIDS? (Tỷ lệ người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS là bao nhiêu?)=> Một điều gì đó tăng trường hoặc tiếp tục phát triển. V-ing: I won’t go on working in this job forever. (Tôi sẽ không tiếp tục làm công việc này mãi mãi.)=> Ai đó nói ra dự định của mình. |
Có những động từ trong câu xuất hiện dạng “to V-ing” đóng vai trò là giới từ: Confess to, be/get used to, look forward to, object to, accustomed to,…
- Các mẫu khác
+ HAVE difficulty /trouble / problem + V-ing
+ WASTE time /money + V-ing
+ KEEP + O + V-ing
+ PREVENT + O + V-ing
+ FIND + O + V-ing
+ CATCH + O + V-ing
+ HAD BETTER + bare infinitive.
- Trường hợp to + V-ing
Một số từ to + V-ing thường gặp: Be/get used to, Look forward to, Object to, Accustomed to, Confess to
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn cách chia động từ trong tiếng Anh chi tiết nhất. Hy vọng bài học sẽ hữu ích và giúp bạn chinh phục ngôn ngữ này dễ dàng.
Bài tập chia động từ trong tiếng Anh
1. Maya (work) ____ since morning.
2. I (work) ____ in the garden, when he arrived.
3. I (work) ____ in the garage for three hours when John called.
4. I (write) ____ my exam this time next week.
5. They had already left by the time I (reach) ____ home.
6. I’m hungry. I (get) ____ you something to eat.
7. Merlin (write) ____ lovely songs.
8. We (do/not) ____ often go to the cinema.
9. I (go) ____ to Philadelphia last week.
10. The children (deliver) ____ a splendid performance.
Đáp án
1. Maya has been working since morning.
2. I was working in the garden, when he arrived.
3. I had been working in the garage for three hours when John called.
4. I will be writing my exam this time next week.
5. They had already left by the time I reached home.
6. ‘I’m hungry.’ ‘I will get you something to eat.’
7. Merlin writes lovely songs.
8. We don’t often go to the cinema.
9. I went to Philadelphia last week.
10. The children delivered a splendid performance.
Vậy là mình đã chia sẻ cho bạn cách chia động từ trong tiếng Anh chi tiết kèm bài tập thực hành. Nếu bạn có ý kiến đóng góp hoặc bất cứ thắc mắc nào thì hãy comment xuống phía dưới cho mình và mọi người cùng biết nhé! Chúc bạn học tốt!